Cô giáo A.L. Soh và bộ sưu tập túi Hermes trị giá 90.000 USD
Bà mẹ 41 tuổi này cho biết tiền lương hàng tháng của cô “chưa đến 10.000 USD”.
“Ban đầu ai cũng nói chắc chắn chị có một người chồng giàu có. Điều đó không đúng, bởi vì anh ấy không mua túi cho tôi”.
“Sau đó, họ bảo tôi chắc chắn là đại gia. Nếu là đại gia, chắc tôi chỉ cần ở nhà rung đùi, chứ không phải làm gì suốt quãng đời còn lại”.
Chồng của cô Soh sở hữu một công ty riêng trong ngành công nghiệp dầu mỏ và họ có 2 cô con gái, 13 tuổi và 16 tuổi.
Vậy Soh đã làm thế nào để mua được những món đồ xa xỉ này – đó là một câu hỏi lớn.
“Vấn đề không phải là bạn kiếm được bao nhiêu, mà là bạn tiết kiệm được bao nhiêu để đạt được ước mơ của mình và mua những thứ mình muốn” – cô chia sẻ.
“Tôi chỉ tiêu tiền lương cho những món hàng xa xỉ. Ngoài ra, tôi không chi tiêu cho quần áo. Tôi tiêu hầu hết tiền vào giày dép, túi xách và đồng hồ. Tôi ăn trong căng-tin của trường, chỉ mất 50 cent cho một bát mỳ và 50 cent cho một cốc nước. Tôi chỉ tiêu 1 USD mỗi ngày”.
Nỗi ám ảnh của Soh với những chiếc túi Birkin bắt đầu vào năm 2010 sau khi cô nhận được một món tiền thưởng lớn sau 15 năm giảng dạy. Soh quyết định chi tiền cho chiếc túi Birkin đầu tiên của mình.
“Tôi cảm thấy nên tự thưởng cho mình một thứ gì đó có giá trị và giữ gìn nó cho thế hệ sau”.
“Tôi đã xem nhiều tài liệu về nó, người ta đã mất bao lâu để sản xuất một chiếc túi, tay nghề và thâm niên của những người làm túi ra sao… Tôi đã rất ngạc nhiên”.
Soh nói rằng cô đã suy nghĩ rất kỹ trước khi chi tiền cho chiếc túi đầu tiên. Điểm dừng chân đầu tiên của cô là một cửa hàng Hermes ở Singapore, nhưng người ta nói rằng danh sách chờ đã đóng.
Vì thế, cô chuyển sang các đại lý thông qua quảng cáo trực tuyến và mua một chiếc 35cm với giá 17.000 USD.
“Khi tôi mang nó về nhà, các con tôi không thích. Chúng cằn nhằn và luôn nói rằng nó thật xấu xí. Chúng nói ngay cả khi tôi cho chúng thì chúng cũng không nhận, vì thế cuối cùng tôi đã bán chiếc túi” – cô kể.
Vài tháng sau, Soh bước vào một cửa hàng Hermes tương tự trong trang phục áo phông, quần soóc. Và cô rất ngạc nhiên khi được phép mua một chiếc Birkin mà không cần phải mua bất kỳ mặt hàng nào trước đó ở đây.
Cô được giới thiệu một chiếc Birkin màu tím 25cm.
“Tôi thích màu sắc của nó, nhưng tôi không chắc mình có muốn mua hay không… Nhưng nhân viên bán hàng đã nói rằng ‘Không ai từ chối một chiếc Birkin cả’, vì thế tôi quyết định mua nó”.
“Tôi dần yêu quý chiếc túi. Nó sẽ luôn có ý nghĩa với tôi” – Soh, người đã trả 11.000 USD cho chiếc túi này, chia sẻ.
Món hàng đắt đỏ nhất của Soh cho tới thời điểm hiện tại là một chiếc Birkin hồng da đà điểu trị giá 28.000 USD.
Soh cho biết cô không cảm thấy có lỗi vì đã không tước đoạt của các con bất cứ điều gì. Hiện cô đang đặt mục tiêu mua được một chiếc Birkin da cá sấu, có giá từ 50.000 đến 70.000 USD trước ngày sinh nhật lần thứ 50.
Cô nói: “Ngày càng nhiều người tự kiếm được tiền và không đòi hỏi chồng phải chu cấp cho những món đồ xa xỉ của họ”.
Giải trí trên các nền tảng trực tuyến đang trở thành xu hướng và đặc biệt thịnh hành trong thói quen của thế hệ Gen Z. Bạn Huyền Linh (16 tuổi, Hà Nội) cho biết: “Các ứng dụng xem phim trực tuyến giúp mình có thể tìm xem nhiều bộ phim lẻ, phim dài tập, phim truyền hình và những series thực tế yêu thích với chất lượng âm thanh, hình ảnh tốt nhất bất cứ lúc nào và ở đâu. Hơn nữa việc đăng ký những ứng dụng này rất đơn giản, tiết kiệm.”
Bạn Khánh Ly (18 tuổi, TP.HCM) cho hay, hiện nay ứng dụng xem phim trực tuyến rất tiện lợi với đầy đủ chương trình bom tấn mới nhất với chi phí hợp lý, phù hợp để xem cùng gia đình.
“Mình mua 1 gói cước xem truyền hình trên nền tảng ClipTV có thể chia sẻ cho cả gia đình, mình có thể xem phim chất lượng cao với đường truyền ổn định, không bị quảng cáo chen ngang” - bạn Ly chia sẻ.
Hiện nay ClipTV đang triển khai gói cước Combo “Thoại – Data” siêu tiết kiệm, dành riêng cho thuê bao MobiFone với các ưu đãi cực khủng đáp ứng nhu cầu đa dạng của cá nhân, nhóm.
Dành thời gian ở nhà giải trí, xem truyền hình với gia đình cùng gói cước CF90. Đây là gói cước được MobiFone thiết kế cho nhu cầu sử dụng của nhóm bạn bè, gia đình với chi phí siêu tiết kiệm cùng nhiều ưu đãi về data kèm theo các đặc quyền trên ứng dụng giải trí ClipTV.
Chỉ với 90.000đ/30 ngày, thuê bao chủ nhóm có ngay 50GB/tháng data tốc độ cao, miễn phí cước gọi nhóm, miễn phí data 3G/4G xem thế giới điện ảnh bom tấn tại truyền hình ClipTV. Đặc biệt, người dùng đăng ký gói còn được miễn phí data truy cập và 01 tài khoản mSkill được học 30 khóa học kỹ năng.
![]() |
Với những tín đồ của phim điện ảnh thì gói cước HBOGo trên ClipTV là một lựa chọn tuyệt vời với kho thư viện khổng lồ các nội dung độc quyền như HBO Original, series phim nhiều tập, phim truyện, phim tài liệu do HBO sản xuất tại Mỹ và châu Á, phim bom tấn Hollywood, phim ăn khách châu Á, và các chương trình trẻ em đặc sắc...
Chỉ với 110.000đ/ 30 ngày, người dùng có thể trải nghiệm 1.000 giờ xem, 2 kênh truyền hình xem trực tuyến hấp dẫn HBO, Cinemax được cập nhật mới liên tục với các nội dung độc quyền, phim điện ảnh bom tấn, phim bộ yêu thích, cùng kho VOD giải trí phong phú, đa dạng. Đặc biệt, khách hàng còn nhận ngay data 3G/4G miễn phí xem gần 150 kênh truyền hình trong nước và quốc tế tại truyền hình ClipTV.
ClipTV là dịch vụ truyền hình Internet mang thương hiệu MobiFone, mang tới cho người dùng nhiều kênh truyền hình trong nước cũng như quốc tế, phim, tv show, ca nhạc... trên website http://cliptv.vn hoặc trên ứng dụng Clip TV - Truyền hình Internet trên điện thoại, smart tv.Foursquare, ứng dụng check-in phổ biến, từng có tới 30 triệu người dùng toàn cầu và hơn 3 tỷ lượt check-in mỗi ngày. Tuy nhiên, nền tảng này không thể cạnh tranh với các thế lực mạng xã hội như Facebook và Twitter. Thay vào đó, công ty đưa ra chiến lược mới nhằm tận dụng cơ sở dữ liệu người dùng đồ sộ tích lũy được sau hơn một thập kỷ hoạt động: cung cấp dữ liệu dưới dạng ẩn danh cho các thương hiệu lớn khác.
Chiến lược mới này có sự tương đồng với mô hình hoạt động ban đầu, nhưng chứa một khác biệt lớn: ứng dụng tự động check-in người dùng dựa vào sự dịch chuyển. Các dữ liệu siêu ngữ cảnh (hyper-contextual) từ người dùng cho phép Foursquare có thể cung cấp dịch vụ doanh nghiệp cho các bên thứ ba, trong đó có nhiều gã khổng lồ công nghệ như Apple (ứng dụng bản đồ), Snapchat, Twitter, Uber, Pinterest hay Samsung.
Không chỉ vậy, Foursquare cũng là công ty cung cấp dịch vụ định vị cơ bản cho nhiều thương hiệu lớn khác như Spotify, Airbnb, Coca-cola và JetBlue. Đến nay, có hơn 125.000 nhà phát triển toàn cầu đang tích hợp công nghệ hoặc sử dụng dịch vụ dữ liệu của nền tảng này trong sản phẩm của mình.
Công ty đã tìm thấy cơ hội mới khi đại dịch Covid-19 càn quét qua các đại lục làm thay đổi hành vi tiêu dùng của số đông và nhu cầu về dữ liệu ngày càng tăng cao.
“Covid-19 đã cho thấy mọi lĩnh vực đều cần dữ liệu về không gian địa lý để thực sự hiểu người tiêu dùng muốn gì”, CEO và Chủ tịch Foursquare Gary Little nói. “Đã từng có ranh giới rõ ràng giữa khách hàng thực và khách hàng số. Nhưng giờ chỉ có một khách hàng duy nhất. Do đó, chúng tôi coi đó là một trong những trụ cột đầu tư”.
Theo Gary, dữ liệu vị trí là một trong những loại dữ liệu nhạy cảm nhất trong hệ sinh thái, vì khi mọi người di chuyển thì điện thoại của họ cũng dịch chuyển theo. Do vậy, tất cả các dữ liệu đều được Foursquare tổng hợp dưới dạng không định danh.
“Phần lớn các công ty đều sử dụng từ rất sớm dữ liệu không gian địa lý trong các ứng dụng của họ. Do đó, chúng tôi muốn đầu tư vào lĩnh vực này để tăng tốc các công cụ, cung cấp cho những công ty có nhu cầu các lớp công nghệ và khả năng phân tích ngăn dữ liệu dựa trên vị trí địa lý”.
Ứng dụng blockchain trong kinh doanh dữ liệu ẩn danh
Dữ liệu y tế là một lĩnh vực giàu tiềm năng đối với các công ty dược phẩm và nhà nghiên cứu y học. Để đảm bảo quyền riêng tư dữ liệu, công nghệ blockchain có thể là một giải pháp.
Hu-manity.co, startup trụ sở tại Mỹ đã bắt tay với gã khổng lồ điện toán IBM ra mắt ứng dụng dựa trên nền tảng blockchain, cho phép các bệnh nhân bán dữ liệu ẩn danh của chính họ với các bên thứ ba. Các thông tin trước khi giao dịch sẽ được lược bỏ số nhận dạng cá nhân cơ bản như tên, địa chỉ hay thẻ an sinh xã hội.
Theo đó, công ty sử dụng sổ cái kỹ thuật số dựa trên công nghệ Hyperledger Fabric, cung cấp khoá mật mã cho dữ liệu cá nhân của các bệnh nhân, thậm chí cho phép người bán hoặc người được uỷ quyền kiểm soát cụ thể mục đích dữ liệu được sử dụng và thu lợi nhuận từ việc bán các dữ liệu này.
Startup kỳ vọng sổ cái này có thể đóng vai trò môi giới cho tất cả các loại thông tin khách hàng, từ vị trí địa lý cho tới dịch vụ streaming, báo cáo thẻ tín dụng hay thậm chí là lịch sử duyệt web. Richie Etwaru, CEO và đồng sáng lập Hu-manity.co giải thích.
“Chúng tôi không phải người bán, mà chỉ đóng vai trò phân phối. Công ty không kinh doanh việc xây dựng hồ lớn chứa dữ liệu hoặc thu thập dữ liệu”.
Sau khi người dùng đăng ký dịch vụ trên ứng dụng, họ sẽ được thiết lập vào một mạng blockchain và đặt “tiêu đề” cho dữ liệu của họ. Người dùng được kết nối tới hệ thống tích điểm, tương tự như cửa hàng đổi thẻ, nơi mỗi lần họ cho phép dữ liệu của mình được sử dụng, sẽ nhận được điểm thưởng được dùng để đổi tặng phẩm. Etwaru cho biết, công ty hướng tới trả thưởng bằng tiền mặt, từ 100-200 USD/năm tuỳ thuộc vào số lượng và loại dữ liệu được cho thuê.
“Khi có đủ người tham gia vào chương trình này, công ty sẽ bắt đầu thương lượng giá cả với các đối tác trong ngành chăm sóc sức khỏe”, CEO công ty nói.
Theo quy định của luật pháp Mỹ, các công ty kinh doanh dữ liệu y tế phải lược bỏ 18 loại thông tin để đáp ứng yêu cầu khử định danh, do đó làm giảm đi đáng kể giá trị của dữ liệu với quá trình nghiên cứu và sử dụng của bên mua.
“Cách đây 6 tháng, tôi từng là giám đốc kỹ thuật của một công ty trị giá 8 tỷ USD với doanh thu 4 tỷ USD dữ liệu y tế không định danh mỗi năm. Tuy nhiên, chất lượng dữ liệu bán ra là khá tệ, đi kèm với đó là những lo ngại về nguy cơ bị tái định danh”, Etwaru chia sẻ.
Việc sử dụng công nghệ blockchain, trao quyền cho người bán quyết định về mức độ sử dụng thông tin cá nhân của mình, sẽ vừa cho phép bệnh nhân có thêm thu nhập và các doanh nghiệp có dữ liệu chất lượng cao.
Vinh Ngô
Nhấn mạnh sự cần thiết sử dụng các giải pháp xác thực mạnh, đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho rằng, phương thức xác thực không mật khẩu có thể tạo ra cách mạng bảo vệ dữ liệu người dùng.
" alt=""/>Dữ liệu ẩn danh: “Mỏ vàng mới” thời công nghệ số